Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn), chuyên chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, và chủ yếu chế tạo theo hợp đồng với các công ty khác, có thể coi như một trong những công ty tư nhân quan trọng nhất tại Trung Quốc.
Tập đoàn với khách hàng danh tiếng như Apple này có đến hơn 1 triệu người lao động, trong đó khoảng 500.000 làm việc tại nhà máy ở Thâm Quyến (Shenzhen).
Trong thập kỷ qua, thành công của Hồng Hải có thể coi như bản sao thu nhỏ về khả năng của Trung Quốc trong việc nhận hợp đồng thiết kế giá trị cao tại nhóm nước có chi phí lao động cao và sản xuất với giá rẻ, số lượng lớn.
Ban đầu, Hồng Hải được người ta tán dương với việc tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, sau đó thành công của Hồng Hải bị xem xét kỹ hơn.
Năm ngoái, hàng loạt công nhân tại nhà máy ở Thâm Quyến đã tự tử. Trong trường hợp mới nhất, một công nhân 21 tuổi đã kết liễu đời mình.
Tháng 5/2011, vụ nổ tại nhà máy mới ở Thành Đô (Chengdu) – Tứ Xuyên khiến 3 công nhân thiệt mạng và người ta khẳng định vụ việc đã khiến hoạt động sản xuất iPad của Apple bị gián đoạn.
Để làm an lòng người lao động, Hồng Hải đã liên tục nâng lương, cải thiện cơ sở hạ tầng của nhà máy, tư vấn và đồng thời lắp lưới vào các cửa để tránh việc nhảy lầu tự tử.
Tất nhiên, khi hàng loạt các biện pháp trên được áp dụng, chi phí lao động tăng lên và mô hình kinh doanh vốn thành công của tập đoàn trước đó dường như đang chuẩn bị hết thời.
Trong một ngày cuối tháng 7/2011, ông Terry Gou, CEO của Hồng Hải, công bố kế hoạch thay phần lớn người lao động bằng robot vào năm 2013.
Tuyên bố trước công chúng, Hồng Hải nói đến việc chuyển khoảng hơn 1 triệu người lao động sang công việc mang lại giá trị cao hơn việc sản xuất đơn thuẩn; thể hiện mong muốn chuyển người lao động từ công việc thường ngày sang công việc có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm cũng như nhiều lĩnh vực có giá trị tương đương đối với thành công của tập đoàn.
Thế nhưng thực ra hoạt động tự động hóa với quy mô như tập đoàn công bố chắc chắn đồng nghĩa với việc một số lao động hiện nay sẽ mất việc.
Trên phạm vi rộng hơn, mô hình phát triển kinh tế thời gian gần đây của Trung Quốc có thể được tóm gọn như sau: đảo ngược xu thế hướng đến tự động hóa của phương Tây, cụ thể Trung Quốc sử dụng sức lao động để thay cho vốn trong dây chuyền sản xuất.
Mức lương lao động hiện đang tăng nhanh bởi nhu cầu đối với lao động tay nghề cao tăng lên và bởi lương tối thiểu được điều chỉnh tăng, các công ty cũng sẽ phải điều chỉnh tỷ lệ tương quan giữa vốn và lao động.
Nhiều công ty sản xuất nhỏ hơn tại Trung Quốc cũng đã bắt đầu đưa ra động thái tương tự, họ
Số lượt xem: 124