div class="detail_summary">
Không đủ điều kiện vẫn được mua
Theo
điều tra của công an Hà Nội, căn hộ thu nhập thấp số 1702- CT1 - Ngô Thì Nhậm Q.Hà Đông, Hà Nội có giá gốc 600 triệu đồng, đã được bà Cao Thị
Loan, trú tại tổ 38, phường Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai bán trao tay với giá
1,1 tỷ đồng. Theo cơ quan công an, gia đình bà Loan đang cư trú tại tổ phường Vĩnh Hưng, song giấy xác nhận thực trạng nhà ở lại do UBND phường
Cầu Dền, Q.Hai Bà Trưng ký, đóng dấu. Thực tế, bà Loan đã có một mảnh đất 44m2, nhưng vẫn được mua nhà thu nhập thấp. Đối chiếu với Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dưng, cũng như Quyết định 34 của UBND TP.Hà Nội, bà
Loan không đủ điều kiện để được xét duyệt mua nhà dành cho người thu nhập thấp, chưa kể trường hợp này còn bán trao tay ngay khi nhận được nhà.
Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng quy định, người mua nhà không được cho thuê, thế chấp hoặc bán trong thời hạn chưa trả hết tiền mua nhà (trường hợp mua trả chậm, trả dần); chỉ được phép thực hiện các giao dịch sau khi trả hết tiền cho
chủ đầu tư và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng phảm đảm bảo tối thiểu 10 năm kể từ khi ký hợp đồng mua nhà. Chính vì vậy, từ
trường hợp của bà Loan, dư luận không thể không đặt câu hỏi: liệu còn bao nhiêu trường hợp được xét duyệt ”nhầm” như thế mà chưa bị phát hiện?
Khó tránh “chạy chọt”
Theo
TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nếu như chủ đầu tư xây nhà để bán ra thị trường, thì đương nhiên họ muốn bán cho ai thì bán. Nhưng đằng này, họ đã nhận rất nhiều khoản hỗ trợ từ Nhà nước như hỗ trợ
lãi suất, quỹ đất sạch và nhiều cơ chế ưu đãi khác. Bộ Xây dựng cũng đã
nhiều lần khẳng định đảm bảo cơ chế để các doanh nghiệp khi tham gia dự
án nhà ở xã hội có lãi 10%. Vì vậy, khi xây xong, quyền phân phối nhà ở
thu nhập thấp phải thuộc về Nhà nước chứ không thể giao cho chủ đầu tư. “Nếu giao cho họ, chuyện xin- cho, “chạy chọt” để đủ điều kiện là không thể tránh khỏi. Bối cảnh cầu quá lớn mà cung thì vô cùng hạn hẹp là điều kiện để nảy sinh vấn đề này”, TS Liêm nói.
Trong khi đó,
ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, việc đưa ra cơ chế giao trực tiếp cho chủ đầu tư xét duyệt hồ sơ, sau đó cơ quan quản lý sẽ kiểm tra lại, là khó đảm bảo được công bằng. Theo ông Võ, câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người đứng ra chứng minh được gia cảnh của người thu nhập thấp? UBND xã - phường hiện chưa có khả năng này nên khó có thể đảm
bảo xác minh đúng đối tượng. Ngoài ra, chủ đầu tư khi tiếp nhận hồ sơ cũng có tâm lý làm cho xong việc, không muốn dây dưa kéo dài nên ai dám đảm bảo rằng không nảy sinh sinh tiêu cực. Về khâu hậu kiểm của cơ quan quản lý, sẽ bắt đầu từ đâu hay cũng chỉ biết dựa trên danh sách đối tượng mà chủ đầu tư đã xét duyệt?
Từ thực tế trên, ông Võ cho rằng, thay vì giao quyền cho chủ đầu tư, chúng ta nên học mô hình mua bán
nhà ở xã hội tại nhữn
Số lượt xem: 167