Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về nguồn lực và công cụ thực hiện tái cấu trúc DNNN? Bộ trưởng Bộ Tài chính – Vương Đình Huệ cho biết: Tái cấu trúc nhất thiết phải có nguồn lực lớn. Các nguồn lực thực hiện gồm: Một, quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Thu của nguồn quỹ này có 7 nguồn; chi bổ sung thêm nội dung cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp và đầu tư bổ sung thêm vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp. Do đó, việc thoái vốn hay rút bớt vốn khỏi doanh nghiệp là phải thận trọng.
Đơn cử trường hợp vốn của nhà nước tại CTCP Bảo vệ Thực vật An Giang. Đây là công ty làm ăn có hiệu quả nhưng vốn của nhà nước chỉ nắm giữ hơn 21,6%; các nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư, và tư nhân chiếm cổ phần đa số.
Vì vậy tất cả các nội dung đưa ra trình Đại hội cổ đông, các nhóm cổ đông này không có ý kiến cho đến khi biểu quyết đã bác hết các kết quả kiểm toán BCTC, cũng như các tờ trình khác và làm cho công cụ điều tiết của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở An Giang rất khó khăn. Bây giờ nhà nước muốn mua lại CP của công ty này cũng phải tuân theo quy luật thị trường.
MOF và SCIC đang nghiên cứu bằng mọi cách, xem xét tăng phần vốn của nhà nước lên tại công ty này. Khi tăng tỷ lệ sở hữu ta cũng cần phải có nguồn lực. Hai, công cụ mua bán nợ. MOF đã có công ty DATC – hiện đang tham gia cơ cấu lại nợ cho CTCP Thủy sản Bình An.
DATC có kế hoạch đầu tư để tăng cường năng lực của công ty này; DATC có thể thành lập thêm các công ty khác.
Ba, nguồn lực của các cổ đông/ nhà đầu tư nước ngoài. Bốn là vay ODA. Hiện ADB cam kết cho Việt Nam vay khoảng 600 triệu USD để tái cấu trúc DNNN – tập đoàn/tổng công ty với lãi suất vay thấp và thời gian dài. Tập đoàn được thí điểm đầu tiên là Tập đoàn Sông Đà - với 120 triệu USD, thời gian vay 30 năm, lãi suất 0,5%/năm.
Q. NguyễnTheo TTVN
Số lượt xem: 72